iOne – Trang giải trí dành cho giới trẻ
  • News
  • Stars
  • Style
  • Movies - Muzik
  • Horoscopes
  • Funland
  • Girls - Boys
  • Video
  • Photos
KPOP KPOP
Love Haha Omg
  • Home

  • News

    Vietnam

    World

    Lifestyle

    Sports

  • Stars

    Vbiz

    Asia

    US-UK

  • Style

    Fashion

    Star Style

    Contest

    Beauty

  • Movies - Muzik

    Movies

    MV-Trailer

    Muzik

  • Horoscopes

    Daily

    Tarot

    Horo+

    Tests

  • Funland

    Quiz

    Fun Stuff

    FunVid

  • Girls - Boys

    Dating

    How-to

  • Video

    Lifestyle

    MV - Trailer

    Style

    Sports

  • Photos

  • Contact us

    Liên hệ tòa soạn

    Đóng góp ý kiến

Connect

Trending
  • Copy link thành công
  • News
Thứ hai, 17/9/2012, 10:00 (GMT+7)

Tại sao hổ không sống ở châu Phi?

Theo các nhà khoa học, hổ chưa bao giờ sinh sống trong tự nhiên ở châu Phi cả. Tuy nhiên, nếu vẫn còn một cơ hội nhìn thấy chúng, chúng ta có thể đi tìm một lời giải thích xác đáng.

Những loài động vật nhanh nhất hành tinh

Trang phục trừ tà ma siêu màu mè ở châu Phi

Ý nghĩa bất ngờ của tên các nước Châu Phi

Sư tử, hổ, báo đều là họ hàng với nhau trong bộ Mèo Felidae, có chung nguồn gốc từ những tổ tiên châu Phi xa xưa. Tại một thời điểm nào đó, cách đây 2 triệu năm trước, một nhánh của chúng đã di cư về phía đông (tức châu Á) và phát triển cơ thể với những sọc màu đen, cam, trắng như ngày nay. Thậm chí cho đến 16,000 năm trước, sự di chuyển ngược lại của chúng về hướng tây chỉ mới đến Ấn Độ. Một khi đã định cư tại vùng Đông Bắc Á, chúng không bao giờ trở về quê hương châu Phi nữa. Lý do chính xác, các nhà khoa họ vẫn chưa chắc chắn, nhưng họ đã có một loạt giả thuyết cho vấn đề này.

1-545742-1372666682_500x0.jpg

Theo lời của giáo sư J. L. David Smith, thuộc khoa bảo tồn sinh học và đời sống hoang dã thuộc đại học Minesota, cho hay: “Tại sao loài hổ không trở về châu Phi nữa? Chúng tôi có một chuỗi những suy đoán cho vấn đề này, nhưng suy đoán thì vẫn là suy đoán.” Rất nhiều nhà nghiên cứu đời sống hoang dã cho rằng qua thời gian lịch sử, loài hổ đã chọn châu Á làm nơi định cư lâu dài và tạo nên rất nhiều phân họ. Các giai đoạn băng hà và hàng rào địa lý được cho là những nguyên nhân chính gây khó khăn cho sự “hồi hương” của loài này. Ngoài ra, tập tính của hai loài sư tử - hổ trái ngược nhau cũng được cân nhắc là một nguyên nhân. Trong khi loài sư tử sống và săn mồi theo bầy đàn, rất thích hợp trên môi trường đồng cỏ savan, thì loài hổ sở hữu tính cách đơn độc trong cuộc sống, lại tương thích với không gian rậm rạp của rừng mưa nhiệt đới.

Mặc dù ở lục địa đen, hổ không phải loài bản địa, tuy nhiên chúng vẫn được nuôi trong sở thú, khu bảo tồn hay… làm thú kiểng. Điều đó, một cách ngẫu nhiên, có khả năng đánh thức bản năng “về nguồn cội” của chúng. Vào tháng 7 năm 2010 tại Nam Phi, một chú hổ Bengel 16 tháng tuổi, nặng 140 tên Panjo đã “xổng chuồng” trong quá trình đi kiểm tra sức khỏe, gây náo loạn người dân và một phen mệt mỏi cho lực lượng cảnh sát. Hai ngày sau, chú hổ được tìm thấy đang trốn trong một nông trại.

2-104569-1372666682_500x0.jpg

Loài hổ hiện nay đang lâm vào tình trạng nguy cấp ở Ấn Độ, Nepal, Indonesia và Trung Quốc bởi tình trạng phá hủy môi trường sống, săn bắt trái phép và cạn kiệt nguồn thức ăn. Hiện tại chỉ còn 3,000 cá thể trong tự nhiên (theo Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã WCS) và khoảng 5,000 cá thể sinh sống trong các trung tâm như sở thú, khu bảo tồn,…

Năm 2005, Hiệp hội Hổ Trung Quốc đã gửi hai cặp hổ con Cathay và Hope, Madonna và Tiger Woods đến Nam Phi với hy vọng chúng sẽ thích nghi với đời sống hoang dã, sinh sản và truyền thụ kỹ năng săn mồi cho những thế hệ tương lai. Ở đó, thông tin ghi nhận rằng chúng đã gầm trở lại và phục hồi kĩ năng săn mồi trên đối tượng những con linh dương chứ không đơn thuần là ăn thịt sống nữa. Sau khi thuần thục và sinh ra vài chú hổ con, một trong hai cặp hổ trên đã trở về Trung Quốc vào năm 2008.

Tường Vy
Ảnh: LM

Back Save
Share Copy link thành công
Báo tin, gửi bài, tâm sự với iOne tại đây
×
ione.net Chuyên mục dành cho giới trẻ của VnExpress
vnexpress.net ngoisao.net

© Copyright 2010 iOne.net, All rights reserved

® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này

Liên hệ toà soạn