Thứ sáu, 17/1/2020, 16:38 (GMT+7)

Vô tư thả tro xuống hồ dù bị nhắc nhở ngày cúng ông Táo

Có lực lượng bảo vệ túc trực ở các địa điểm thả cá nhưng nhiều người dân vẫn ngang nhiên thả tro hương, đồ thờ cúng... xuống mặt hồ Tây.

Theo phong tục cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình, nhiều người dân Hà Nội tìm đến sông, ao hồ để thả cá chép tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời.

Khu vực Hồ Tây là địa điểm được nhiều người dân chọn thả cá chép. Cá được ném, hất rơi tự do xuống dòng sông.

Năm nay ở Hồ Tây, thay vì ném cá từ trên xuống như mọi năm, những con cá sẽ được cho vào xô nhựa và thả dây từ từ xuống mặt hồ.

"Cách thả cá bằng xô nhựa xuống khá hay, làm như vậy cá chép xuống nước an toàn hơn tránh bị va đập vào thành đá, chị Đinh Thị Hạnh (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) cho biết.

Bên cạnh những hình ảnh tiễn ông Công ông Táo văn minh, vẫn còn rất nhiều hình ảnh xấu xí vào sáng 17/1. 

Ở các điểm thả cá quanh hồ Tây, lực lượng bảo vệ dân phố, công an túc trực nhắc nhở người dân, nhưng một số người vẫn lén lút thả tro hương, bát hương... trực tiếp xuống hồ. 

Tro hương vương vãi khắp lan can.

Lượng người đổ tro bát hương xuống hồ rất nhiều khiến nước đục ngầu.

Thông điệp "ông Táo không dùng núi nilon" nhằm tuyên truyền người dân chỉ thả cá không thả túi nilon, tro, bát hương... tại một số địa điểm thả cá ở Hồ Tây.   

Một người đàn ông chỉ trích người dân thiếu ý thức khi xả rác xuống hồ.

Chú Chu Văn Cường (bảo vệ dân phố phố Thụy Khuê) cho biết: "Nhiều người dân vẫn ngang nhiên xả tro hương, túi nilon... xuống mặt hồ, bỏ ngoài tai những lời nhắc nhở của bảo vệ dân phố".

Một người đàn ông ném thẳng túi nilon đựng tro hương xuống hồ.

Ở một mép hồ Tây, nhiều đồ thờ cúng như bát hương, bàn thờ... dập dềnh trôi kín góc hồ.

Để tránh tình trạng ô nhiễm, nhưng con cá chép chết đều được nhân viên môi trường vớt lên bờ. 

Cá chép chết nổi lềnh phềnh trên mặt hồ Tây.

Tùng Đinh