Thứ ba, 29/12/2020, 08:00 (GMT+7)

Khung cảnh đối lập vì Covid của thế giới năm 2020 và 2019

Đại dịch Covid-19 là chao đảo cuộc sống của người dân trên toàn thế giới.

Thế giới 2020 bị phủ bóng bởi Covid-19. Từ những ca viêm phổi lạ ở Vũ Hán xuất hiện vào tháng 12/2019, Covid-19 lan rộng toàn cầu, gây ra cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có. Để ngăn chặn đại dịch, hàng loạt quốc gia áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc phong tỏa nghiêm ngặt, tạo nên các "thành phố ma", nơi hàng triệu người phải ở nhà. Cho đến nay, thế giới ghi nhận hơn 81 triệu ca nhiễm và hơn 1,7 triệu ca tử vong vì Covid-19.

Italy

Italy là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất châu Âu, với hơn 2 triệu ca nhiễm và 71.000 nghìn ca tử vong. Khi đất nước phải phong tỏa vì dịch bệnh, những địa điểm du lịch nổi tiếng và sầm uất nhất như đấu trường La Mã ở Rome, kinh đô thời trang Milan hay Tháp nghiêng Pisa đều vắng tanh. Hiện quốc gia này đang đối mặt với làn sóng dịch bệnh thứ hai, khiến giới chức ban lệnh giới nghiêm tại các thành phố lớn.

Nằm ở thủ đô của Italy, Đấu trường La Mã là điểm du lịch hút khách du lịch nhiều thứ 39 trên thế giới, với trung bình hơn 4 triệu khách hàng năm.

Tháp nghiêng Pisa với tháp chuông 847 năm tuổi cũng vắng tanh thời đại dịch.

Milan nằm ở Lombardy, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Italy. Trong ảnh là nhà thờ Duomo di Milano nổi tiếng ở quảng trường Piazza del Duomo trước và trong đại dịch.

Anh

Sau khi xuất hiện làn sóng dịch bệnh thứ hai cùng biến chủng nCoV mới với khả năng lây lan mạnh hơn, Anh ban hành lệnh hạn chế cấp 4. Hiện Anh đang là vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, với hơn 2,2 triệu ca nhiễm và hơn 70.000 ca tử vong. 8 nước châu Âu đã ghi nhận các ca nhiễm nCoV chủng mới đầu tiên từ Anh. Hơn 50 quốc gia đã cấm mọi chuyến bay hoặc siết chặt kiểm soát hành khách từ Anh nhằm hạn chế sự lây lan của chủng nCoV này.

Mỹ

Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, với hơn 19,5 triệu ca nhiễm và hơn 341.000 ca tử vong. Mỹ đã triển khai tiêm chủng gần hai triệu liều vaccine Covid-19, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).

Ấn Độ

Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, với hơn 10 triệu ca nhiễm và gần 148.000 ca tử vong. Hồi tháng 3, Ấn Độ ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc nghiêm ngặt với quy mô lớn nhất thế giới, áp dụng trên toàn bộ 1,3 tỷ dân.

Lệnh phong tỏa giúp quốc gia châu Á kiểm soát được Covid-19 song dẫn tới thảm họa nhân đạo cực kỳ lớn, hàng triệu người thất nghiệp. Hàng chục nghìn người trong số 45 triệu người nhập cư Ấn Độ trở về nhà. Khi hệ thống tàu hỏa ngừng hoạt động, nhiều người không còn lựa chọn nào khác ngoài đi bộ hàng trăm km về nhà.

Hàn Quốc

Khung cảnh đối lập tại cung điện Gyeongbokgung, Seoul trước và sau tháng 3 khi Covid-19 tấn công Hàn Quốc. Hàn Quốc từng được ca ngợi là hình mẫu nhờ kiểm soát Covid-19 mà không cần phong tỏa. Nhưng 8 tháng sau, Hàn Quốc đang nằm trong làn sóng lây nhiễm thứ ba được cho là không thể ngăn chặn. Giới chức phải nâng mức hạn chế lên cấp cao nhất.

Trung Quốc

Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh hồi năm 2018 và vào tháng 1/2020.

Đã gần một năm trôi qua kể từ ngày Vũ Hán - thành phố 11 triệu dân - ghi nhận những ca nhiễm nCoV đầu tiên. 7 tháng sau dỡ phong tỏa, từ thành phố tâm chấn Covid-19 vắng tanh như "thành phố ma", cuộc sống ban đêm ở Vũ Hán lại sôi động trở lại. Sự hồi sinh của Vũ Hán là một ý niệm về một thế giới hậu đại dịch mà nhiều người hy vọng trong năm 2021.

Vũ Hán
 
 
Trung Quốc vắng hoe như 'thành phố ma' hồi tháng 1.

Mecca, Saudi Arabia

Những người hành hương đeo khẩu trang, đi vòng quanh tòa nhà linh thiêng hình hộp Kaaba tại thành phố thánh địa Mecca trong nghi lễ của Hajj. Năm nay, do ảnh hưởng bởi Covid-19, chỉ 10.000 người tham dự - khác xa với cảnh tưởng 2,5 triệu người tham dự năm ngoái. Việc cắt giảm quy mô tổ chức sự kiện Hajj đã được lường trước trong bối cảnh dịch bệnh, song đây vẫn là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 90 năm của Arab Saudi.

Nga

Quảng trường Đỏ ở Nga khác biệt rõ rệt trước và sau Covid-19.

Pháp

Tháp Eiffel trước và sau đợt bùng phát Covid-19 ở Paris, Pháp.

Tây Ban Nha

Quảng trường ở Madrid hay Camp Nou, Barcelona, Tây Ban Nha đều vắng vẻ hẳn vì Covid-19. Ảnh: Anadolu Agency.

Hy Lạp

Quảng trường Monastiraki trước và sau đợt bùng phát Covid-19 ở Athens, Hy Lạp. Do sự lan rộng của đại dịch, các khu vực lịch sử, du lịch và văn hóa, các quảng trường, sân chơi và các phương tiện giao thông công cộng đều bị hạn chế.

Vatican

Quảng trường St. Peter's tại Vatican trước và trong thời dịch.

Dù một phần thế giới mở cửa trở lại, dần khôi phục kinh tế song nhiều quốc gia đang phải "nín thở" thực hiện lệnh hạn chế, giãn cách xã hội khi đối diện với làn sóng lây nhiễm mới. Việc vaccine Covid-19 được triển khai mang lại tín hiệu về hy vọng nhưng sự xuất hiện của chủng nCoV mới khiến các biện pháp hạn chế có thể vẫn được duy trì trong năm mới. Các chính phủ có thể sẽ phải áp đặt biện pháp nghiêm ngặt hơn nếu chủng mới thực sự có khả năng lây lan mạnh hơn.

Xem thêm:

- Những nghề kiếm bộn tiền trong năm 2020 bất chấp Covid-19
- Năm 2020 đầy biến động của Hoàng gia Anh
- Nhà tiên tri mù Vanga tiên đoán gì về thảm họa năm 2021?
- Những tỷ phú mới của 2020

Huyền Anh